Cẩn thận với bẫy lừa 'việc nhẹ lương cao'
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 429 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.Theo phương án sắp xếp, Hà Nội duy trì 6 phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện gồm: Văn phòng HĐND - UBND; Thanh tra; Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch (sau sắp xếp đổi tên là Tài chính); GD-ĐT; Y tế.Sáp nhập phòng LĐ-TB-XH và phòng Nội vụ (tên gọi sau sắp xếp là phòng Nội vụ); chuyển chức năng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn về phòng GD-ĐT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn về phòng Y tế.Đối với phòng TN-MT, ở khối quận sẽ chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (đối với các quận còn lĩnh vực nông nghiệp) từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; tên gọi sau sắp xếp là phòng TN-MT.Ở khối huyện và thị xã sẽ tiếp nhận chức năng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng, chống thiên tai từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Nông nghiệp và Môi trường.Phòng VH-TT tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin.Đối với phòng Kinh tế ở khối quận thì chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng VH-TT; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Ở khối huyện và thị xã thì chuyển chức năng lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn về phòng Nông nghiệp và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Phòng Dân tộc (hiện chỉ có 1 phòng thuộc UBND H.Ba Vì) bị giải thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ về phòng Nội vụ.Về tổ chức bộ máy cấp huyện sau sắp xếp gồm 10 phòng chuyên môn, cụ thể: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; GD-ĐT; Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT (tại các huyện, thị xã là phòng Nông nghiệp và Môi trường).Trước kia, bộ máy cấp huyện ở Hà Nội gồm 12 phòng chuyên môn, gồm: Nội vụ, Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; GD-ĐT; Kinh tế; Quản lý đô thị; Văn hóa; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT; LĐ-TB-XH.Như vậy, so với bộ máy UBND cấp huyện trước đó, số lượng phòng chuyên môn sau sắp xếp đã giảm xuống còn 10 phòng khi bỏ đi 2 phòng LĐ-TB-XH và Quản lý đô thị.Hiện, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Sau khi sắp xếp bộ máy, Hà Nội giảm 61 phòng thuộc UBND cấp huyện. Trong đó ở 29 quận, huyện, thị xã giảm 58 phòng; riêng H.Ba Vì giảm 3 phòng (gồm phòng LĐ-TB-XH; Quản lý đô thị; Dân tộc).Không nhìn mặt nhau chỉ vì... góp ý sai cách
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.
Nhận định Chelsea - Liverpool: Liverpool hy vọng sẽ giành cúp FA đầu tiên dưới triều HLV Klopp
Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).
Kể từ 1.1.2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, nâng cao mức phạt tiền đối với hàng loạt hành vi vi phạm giao thông. Cũng vì tiền phạt tăng rất cao, đây là chủ đề "nóng" được trao đổi trên nhiều diễn đàn mạng xã hội.Một số ý kiến thắc mắc: nếu tài xế thực hiện hành vi vi phạm giao thông từ cuối năm 2024 nhưng sang đến năm 2025 mới bị "phạt nguội", vậy chế tài xử phạt sẽ áp dụng theo Nghị định 100/2019 hay Nghị định 168/2024?Trả lời câu hỏi trên, luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho biết điều 54 Nghị định 168/2024 có nêu rõ về quy định chuyển tiếp.Theo đó, nếu hành vi vi phạm giao thông xảy ra và kết thúc trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử phạt.Nếu hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.Cũng cần lưu ý, Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt và trừ điểm giấy phép lái xe đối với vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Còn Nghị định 100/2019 quy định về xử phạt đối với vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.Điều này có nghĩa Nghị định 168/2024 không thay thế hoàn toàn Nghị định 100/2019. Hành vi mà người tham gia giao thông vi phạm còn tùy thuộc tại điều, khoản đã được bãi bỏ, sửa đổi hay chưa. Nếu chưa thì tiếp tục áp dụng theo chế tài được quy định tại Nghị định 100/2019, nếu đã bãi bỏ, sửa đổi thì áp dụng theo Nghị định 168/2024.Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong quá trình soạn thảo Nghị định 168/2024, ban soạn thảo đã nghiên cứu, kế thừa những kết quả đạt được của việc thực hiện Nghị định 100/2019, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia…Thực tế cho thấy cần phải tăng mức xử phạt đủ mạnh nhằm bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi, hành vi vi phạm với lỗi cố ý nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.Điển hình như: lỗi vượt đèn đỏ (ô tô) nâng từ 4 - 6 triệu đồng lên 18 - 20 triệu đồng, vi phạm nồng độ cồn ở mức từ 0,25 - 0,4mg/lít khí thở nâng từ 16 - 18 triệu đồng lên 18 - 20 triệu đồng, các hành vi vận chuyển hàng trên xe không chằng buộc chắc chắn, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thực thi công vụ hoặc không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông... sẽ có mức phạt cao gấp 3 - 30 lần.Đại diện Cục CSGT khẳng định, việc tăng nặng mức phạt tiền kèm theo các hình thức xử lý (tịch thu phương tiện, tước giấy phép lái xe, trừ điểm giấy phép lái xe…) sẽ là một trong những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu vi phạm pháp luật giao thông.
Xu hướng chơi tết hơn ăn tết
Góp mặt trong chương trình The Khang Show, "anh tài" Tiến Luật tiết lộ Thu Trang là người khuyên anh nên tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai. Đạo diễn Nụ hôn bạc tỷ cho rằng đây là mùa đầu tiên nên dễ "hot" và cũng là một sân chơi mới đối với ông xã. Trong khi đó, Tiến Luật lại lo lắng vì sợ không kịp lịch quay gameshow 7 Nụ cười xuân và những dự án phim. Ngoài ra, ông xã Thu Trang sợ rằng mình không thể hòa nhập với các anh tài còn lại cũng như vướng những thị phi không đáng có. Đến khi bước vào cuộc thi, Tiến Luật thừa nhận ở tiết mục Tình em là đại dương anh rất nghiêm túc và không cố ý diễn hài nhưng khán giả lại cười. Khoảnh khắc người xem bật cười khiến nam diễn viên 8X bối rối và không còn nhớ những gì giám đốc âm nhạc SlimV dặn dò. Thậm chí, Tiến Luật còn xấu hổ vì người nhà cười quá nhiều. Thu Trang kể lại: "Khi tôi và cả nhà xem ti vi đều mắc cười đến mức anh ấy bị quê. Ngay đêm phát sóng thì chưa bùng nổ, qua mấy hôm sau mới "gây sốt" trên mạng và anh Luật thật sự bị quê". Bên cạnh đó, Tiến Luật cho biết đây là lần hiếm hoi anh cảm thấy lo lắng khi đứng trước khán giả. "Sau 20 năm, tôi mới có lại cảm giác hồi hộp của lần đầu tiên bước lên sân khấu diễn hài. Trước đó, tuy mình là người động viên anh em vì thấy mọi người cũng lo, nhất là Trương Thế Vinh nhưng thật ra mình cũng run", anh nói. Hơn thế nữa, phần biểu diễn của Tiến Luật phải quay lại nhiều lần vì anh quá bối rối. Sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai, Tiến Luật được nhiều bầu show mời đi hát nhưng anh vẫn chưa dám nhận lời. Khi thấy hình ảnh chiếc bánh bao từ MC Nguyên Khang, Tiến Luật nhớ lại thời điểm anh cầu hôn Thu Trang ở một lò gốm bên quận 6. Theo Thu Trang, cô đồng ý lấy Tiến Luật vì cả hai quen nhau được hơn 2 năm và nam diễn viên 8X sẵn sàng đưa hết tiền cho cô. "Chị Mười Ba" tâm sự: "Mới yêu nhau, tiền bạc là anh Luật giao cho tôi giữ hết, tự nhiên mình thấy trách nhiệm nặng nề quá. Tuy nhiên, từ khi anh Luật đưa tiền cho mình giữ thì anh ấy có tiền mang về cho ba mẹ mỗi tháng vì xưa giờ anh ấy chưa làm được điều đó. Lúc mình thấy ba mẹ và cả anh Luật vui thì mình cũng vui. Phụ nữ thấy vui với điều đó là thấy dính kèo rồi, bây giờ không có cái bánh bao thì tôi cũng đồng ý thôi".Mặt khác, Tiến Luật cho biết anh chưa bao giờ chở vợ đi mua bất kỳ món đồ hiệu nào vì tất cả tiền đều do Thu Trang giữ. "Không phải chỉ khán giả của The Khang Show biết mà khán giả cả nước đều biết Trang là người nắm tài chính trong gia đình. Nếu không tin mọi người có thể xét túi của tôi, không có đồng nào cả. Thậm chí, tôi chưa bao giờ hỏi tài khoản ngân hàng có bao nhiêu tiền và nhiều khi vợ nói thì tôi còn quạu nữa", diễn viên phim Vú em tập sự bộc bạch. Thậm chí, khi làm những dự án do Thu Trang sản xuất Tiến Luật cũng không nghĩ đến tiền bạc. Tiếp lời ông xã, Thu Trang nói những ngày lễ ông xã chỉ tặng được những món đồ có giá trị thấp. Còn lại, Tiến Luật chỉ tìm hiểu, gửi hình và thuyết phục bà xã tự mua sắm. "Tôi là người không thích shopping nên không mua những món đồ xa xỉ nhưng anh Luật muốn vợ xài nên cứ gửi hoài. Cho nên, tôi mua cho chồng vui dù người dùng là mình", cô chia sẻ. Câu chuyện tình yêu của Thu Trang và Tiến Luật khiến MC Nguyên Khang ngưỡng mộ vì cả hai tạo động lực cho nhau để sống tích cực hơn mỗi ngày.